Hôm nay, Chủ nhật ngày 15/09/2024,

Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình về triển khai Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, gắn với chuyển đổi số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Thứ hai, 12/07/2021
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ngày 27/8/2021, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu chung: Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 01- NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Làm căn cứ, cơ sở để các Cơ quan Đảng, Mặt trận tổ quốc Việt nam, các tổ chức chính trị, xã hội; các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện xây dựng Chính quyền điện tử, Chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, tổ chức và địa phương mình.

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2025:

- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- 100% dịch vụ công đáp ứng yêu cầu được cung cấp trực tuyến mức độ 4, được thực hiện truy cập trên nhiều phương tiện, thiết bị khác nhau; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 50%;

- 100% hồ sơ thủ tục hành chính được cập nhật trên Cổng dịch vụ công và hệ thống Một của điện tử của tỉnh và xử lý hoàn toàn trực tuyến;

- 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu mà người dùng đã cung cấp trước đó theo thỏa thuận, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ;

- 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương;

- Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; - 100% cơ quan Đảng ban hành công khai bộ thủ tục hành chính và liên thông giải quyết giữa các cơ quan;

- 100% văn bản (trừ văn bản mật theo quy định) trao đổi giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số theo quy định;

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được tích hợp, kết nối với hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và liên thông với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia;

- 80% dữ liệu quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được số hóa, lưu trữ tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và đưa vào khai thác hiệu quả;

- 100% cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số;

- 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc;

- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất;

- 50% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số;

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; ít nhất 50% người dân có tài khoản thanh toán điện tử; 90% người dân được tiếp cận với các dịch vụ của chính quyền số, đô thị thông minh;

- Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% GRDP của tỉnh;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%;

- Phấn đấu 60% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh; 90% doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động về tài chính;

- Hình thành nền tảng đô thị thông minh tại các huyện, thành phố; phát triển các dịch vụ đô thị thông minh ở các lĩnh vực ưu tiên tại thành phố Ninh Bình;

- Ninh Bình nằm trong nhóm 20 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số của cả nước.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2030:

- 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước);

- Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt ít nhất 80%;

- 100% dữ liệu quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước được số hóa, lưu trữ tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh và đưa vào khai thác hiệu quả;

- 70% hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;

- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; tỷ lệ người dân có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%; 100% người dân được tiếp cận với các dịch vụ của chính quyền số, đô thị thông minh;

- 80% doanh nghiệp trên địa bàn ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh; 100% doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử trong các hoạt động về tài chính;

- Kinh tế số chiếm 30% GRDP của tỉnh;

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%.

- Xây dựng thành phố Ninh Bình cơ bản trở thành đô thị thông minh; các dịch vụ đô thị thông minh ưu tiên được triển khai tại thành phố Tam điệp và các huyện trong tỉnh;

- Ninh Bình nằm trong nhóm 15 địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số của cả nước.

Thống kê truy cập
426730

Trực tuyến : 5

Hôm nay : 71

Hôm qua : 242