Hôm nay, Thứ bảy ngày 12/10/2024,

Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu Khu vực trung tâm Ninh Hải - Ninh Thắng (khu 4-1) trong Quy hoạch chung chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ hai, 17/02/2020
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 4 điểm ( 1 đánh giá )

Ngày 17/02/2020, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 299/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu Khu vực trung tâm Ninh Hải - Ninh Thắng (khu 4-1) trong Quy hoạch chung chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch phân khu Khu vực trung tâm Ninh Hải - Ninh Thắng

Theo quy hoạch phân khu được phê duyệt xác định một số nội dung chính như sau:

1. Phạm vi ranh giới và quy mô lập quy hoạch

Phạm vi khu vực nghiên cứu lập quy hoạch phân khu 4-1 thuộc Quy hoạch chung xây dựng Đô thị Ninh Bình đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Bao gồm 1 phần các xã Ninh Hải, Ninh Thắng, huyện Hoa Lư và một phần phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình. Phạm vi lập quy hoạch khoảng 421,12 ha, được giới hạn như sau:

  • Phía Đông Bắc: giáp phân khu 4-4;
  • Phía Nam: giáp phân khu 4-2;
  • Phía Tây Bắc và Tây Nam: giáp phân khu 3-2 và phân khu 4-4; 
  • Phía Đông: giáp phân khu khu đô thị mở rộng về phía Nam (khu 1-2).

2. Tính chất khu quy hoạch

-  Là khu dân cư kết hợp làm dịch vụ du lịch theo mô hình đô thị sinh thái kiểu mẫu, văn minh - hiện đại, đồng bộ về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

-  Kết nối vùng trung tâm đô thị Ninh Bình với Tam Cốc – Bích Động, xây dựng đầy đủ các công trình liên quan tới du lịch như khách sạn, nhà hàng, cửa hàng giải khát, cửa hàng đặc sản. Ngoài ra, thực hiện xây dựng các trọng điểm du lịch phát huy thế mạnh của vùng như công trình triển lãm, trải nghiệm…

Minh họa không quan cảnh quan khu quy hoạch

3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

Không gian tổng thể của của khu trung tâm Ninh Hải – Ninh Thắng là không gian đô thị thấp tầng, mật độ thấp, đan xen với cảnh quan tự nhiên và các tổ hợp không gian đô thị với không gian nhỏ, thân thiện với con người.

Lấy cảnh quan khu Tam Cốc – Bích Động là hạt nhân tổ chức không gian, tạo nên các lớp không gian vành đai và các trục không gian hướng tâm, theo đó hình thành các chuỗi chức năng du lịch ở lân cận khu núi, nhưng đảm bảo không che khuất tầm nhìn và hướng quan sát về phía núi.

Khu vực phía Bắc thực hiện cải tạo chỉnh trang hoàn chỉnh dự án kè sông Sào Khê, gắn với cảnh quan tự nhiên tạo nên tổng thể không gian tự nhiên hấp dẫn, yên tĩnh với các hoạt động sinh thái, hướng thiện gắn với định hướng phát triển Khu du lịch sinh thái.

Khu vực phía Đông là khu vực ven sông Vân và ven tuyến đường Quốc lộ 1A tránh thành phố Ninh Bình, cải tạo hệ thống cây xanh, mặt nước ven sông Vân (theo dự án), tạo nên hệ sinh thái tự nhiên mới bao bọc hệ thống các công trình dịch vụ - khách sạn hai bên đường.

Khu vực phía Nam hình thành hệ thống chức năng làng nghề phục vụ du lịch như khu đào tạo nghề truyền thống, khu giới thiệu sản phẩm... Đây là khu vực xây dựng nén tập trung, hình thành tổ hợp không gian làng nghề ở lõi. Không gian xanh của khu làng nghề được mở rộng lan tỏa về các khu vực cây xanh của sông Hệ Dưỡng và sông Đam Khê.

Khu vực phía Tây, khai thác cảnh quan hệ thống núi hiện có, mặt nước hiện có và cải tạo chỉnh trang hệ thống làng xóm để tạo nên các dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch cộng đồng. Khu vực này sẽ bố trí các dịch vụ, hoạt động chất lượng cao cho các nhu cầu nghỉ dưỡng đa dạng của du khách trong tương lai. Hệ thống mặt nước được phát triển tạo nên các không gian mở gắn với nước và đồng lúa để phù hợp với đặc điểm trũng thấp của khu vực.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại khu vực được thiết kế theo tiêu chuẩn để đảm bảo yêu cầu phát triển trong dài hạn.

Các không gian chức năng được tổ chức để hình thành các tổ hợp không gian, phù hợp với yêu cầu đặc thù của từng khu vực chức năng, được liên kết bằng hệ thống các trục giao thông liên kết, các cấu trúc không gian xanh để tạo nên không gian hài hòa cho toàn bộ khu đô thị.

Hệ thống không gian công cộng được tổ chức theo tầng bậc và phân thành 2 khu vực, khu vực phục vụ hoạt động đối ngoại và khách du lịch; khu vực phục vụ hoạt động đô thị, sự giao thoa của 2 không gian hoạt động được tính đến để khách du lịch được tham gia sâu vào các hoạt động đời sống đô thị.

Các khu vực chức năng được bố trí tổ chức đảm bảo hoạt động độc lập và có phương án phát triển mở rộng trong tương lai. Qua đó xác định được các quy định kiểm soát phát triển phù hợp với nhu cầu phát triển trong dài hạn.

Không gian đô thị xây dựng thấp tầng, đồng đều về chiều cao, mật độ thấp, ưu tiên cây xanh, xây dựng tập trung thành tổ hợp công trình tại các khu vực trung tâm đô thị, trung tâm của các khu vực chức năng. Khuyến khích sử dụng kiến trúc truyền thống, mái dốc, vật liệu địa phương (tuân thủ theo Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên Thế giới quần thể danh thắng Tràng An).

4. Phân khu quy hoạch:

Khu vực nghiên cứu được phân thành 05 tiểu khu, các tiểu khu được chia tách theo không gian tự nhiên và các tuyến giao thông đối ngoại. Cụ thể:

- Khu vực tiểu khu 1 – Khu vực hỗn hợp dịch vụ du lịch và thương mại cửa ngõ: Là khu vực nằm hai bên đường Tỉnh 477, thuộc địa giới hành chính của phường Ninh Phong – TP. Ninh Bình vì vậy đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và du lịch trong giai đoạn trước mắt. Khu vực này ưu tiên các công trình chức năng hỗn hợp, dịch vụ du lịch để có thể đến khai thác sử dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của tuyến đường đối ngoại, trên cơ sở đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng và là vùng có cảnh quan ven sông Vân hấp dẫn, là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ.

-  Khu vực tiểu khu 2 – Khu vực ưu tiên phát triển đô thị mới theo hướng sinh thái: Là khu vực tiếp giáp trục đường tỉnh lộ 478B và là gần với thành phố Ninh Bình, ưu tiên quỹ đất cho việc phát triển các khu đô thị sinh thái hiện đại, đồng thời hình thành các khu vực trung tâm của đô thị trong tương lai như quảng trường, công trình cộng đồng và đặc biệt cung cấp các loại hình nhà ở cho phát triển dân số cơ học tại khu vực.

- Khu vực tiểu khu 3 – Khu vực dân cư hiện trạng cải tạo, có mở rộng: Là khu vực hai bên đường tỉnh lộ 478B, ưu tiên phát triển các khu dân cư hiện trạng trở thành các khu vực dịch vụ cộng đồng phục vụ hoạt động du lịch, hình thành các khu phố phục vụ theo chuyên đề, hoạt động dịch vụ, sản phẩm riêng ( phố ẩm thực, phố thương mại, phố khách sạn nhà nghỉ...).

- Khu vực tiểu khu 4 – Khu vực phát triển dịch vụ du lịch sinh thái: Là  khu vực gần với khu vực núi Tam Cốc – Bích Động, ưu tiên khai thác phát triển dự án du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng; ưu tiên phát triển theo các cụm dự án tổng thể, không phát triển các các dự án tự phát, nhỏ lẻ, không có điều kiện cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho du khách.

- Khu vực tiểu khu 5 – Khu vực phát triển dịch vụ du lịch, trong đó ưu tiên phát triển làng nghề phục vụ du lịch: Là khu vực có quỹ đất xây dựng nằm giữa khu làng nghề thêu thôn Văn Lâm và khu làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân, phù hợp để hình thành một khu vực xây dựng làng nghề tập trung phục vụ cho du lịch. Tăng thêm các sản phẩm du lịch phục vụ du khách và tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.

5. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu quy hoạch tuân thủ quy hoạch chung đô thị Ninh Bình, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên và các dự án đầu tư xây dựng.

Bài viết khác

Thống kê truy cập
438275

Trực tuyến : 3

Hôm nay : 20

Hôm qua : 320