Hôm nay, Thứ sáu ngày 19/04/2024,

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tiểu khu XII-02 thuộc quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ bảy, 27/11/2021
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ngày 26/11/2021, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 1164/QĐ-UBND về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tiểu khu XII-02 thuộc quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vị trí khu vực lập quy hoạch chi tiết

Theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt xác định một số nội dung chính như sau:

I. TÊN ĐỒ ÁN: Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tiểu khu XII-02 thuộc quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

II. PHẠM VI VÀ QUY MÔ QUY HOẠCH

1. Phạm vi ranh giới quy hoạch

Khu vực lập quy hoạch nằm trong tiểu khu có ký hiệu XII-02 thuộc quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa bàn thôn Quán Vinh, xã Ninh Hòa và thôn Quan Đồng, xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư. Phạm vi ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch cụ thể như sau:

- Phía Bắc: Giáp đường Quốc lộ 38B;

- Phía Nam giáp đường đường giao thông;

- Phía Tây: Giáp đường Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Ninh Bình;

- Phía Đông: Giáp kênh Đô Thiên.

2. Quy mô diện tích quy hoạch

- Quy mô diện tích lập quy hoạch: Khoảng 29ha.

(Phạm vi ranh giới và quy mô diện tích lập quy hoạch sẽ được xác định cụ thể sau khi đồ án được cấp có thẩm quyền phê duyệt)

III. TÍNH CHẤT KHU QUY HOẠCH

Là khu vực dân cư đồng bộ về hạ tầng, văn minh, hiện đại, có chất lượng sống cao, thân thiện môi trường đáp ứng nhu cầu cho phát triển đô thị; là khu vực có thiết kế quy hoạch đảm bảo chỉ tiêu, định hướng phù hợp với Quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

IV. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT ÁP DỤNG CHO KHU QUY HOẠCH

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng cho đô thị loại I, tuân thủ quy định tại Quy chuẩn Quy hoạch xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế và phù hợp với các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phân khu khu 4-4 trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình.

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH

1. Nguyên tắc chung

- Tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng hiện hành, khớp nối về quy hoạch không gian và sử đụng đất, hạ tầng kỹ thuật phù hợp với định hướng Quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Nghiên cứu tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan hợp lý, hình thành khu vực điểm nhấn đô thị, quy hoạch khu vực đô thị đồng bộ, có cơ cấu sử dụng đất hợp lý, đảm bảo về điều kiện vệ sinh môi trường, phù hợp với cảnh quan không gian khu vực.

2. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch

a) Phân tích, đánh giá hiện trạng

- Tổng hợp, phân tích đánh giá hiện trạng kiến trúc, cảnh quan, giao thông, môi trường, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật,... của khu vực lập quy hoạch, các dự án xây dựng, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, quỹ đất xây dựng và các yếu tố khống chế, những thuận lợi, khó khăn, ưu thế phát triển và những vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến khu vực lập quy hoạch.

- Phân tích đánh giá các quy định của Quy hoạch phân khu các khu vực 1-1-A, 1-3-A, 1-3-B, 1-3-C trong Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt liên quan đến khu vực lập quy hoạch.

b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho toàn khu vực quy hoạch.

c) Đề xuất quy hoạch sử dụng đất cho toàn bộ khu đất và từng khu chức năng theo cơ cấu được xác định, đảm bảo phù hợp với định hướng tại quy hoạch phân khu đã được phê duyệt nhằm khai thác tối đa hiệu quả giá trị quỹ đất xây dựng. Đảm bảo quy hoạch sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đúng quy chuẩn quy phạm hiện hành về đất đai và xây dựng.

- Đảm bảo tính toán khoa học, hợp lý trong việc sử dụng đất. Tính toán nhu cầu về hệ thống các công trình hạ tầng xã hội thiết yếu của khu vực; đề xuất, bố trí các công trình hạ tầng xã hội phục vụ khu vực quy hoạch; đề xuất quy hoạch sử dụng đất cho toàn bộ khu đất và từng khu chức năng theo cơ cấu được xác định. Tính toán và xác định ngưỡng chỉ tiêu kinh tế xây dựng cho từng lô đất.

- Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật của khu vực thiết kế. Xác định chỉ tiêu cho từng lô đất về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình. Cân đối chức năng một số lô đất trong khu vực lập quy hoạch.

d) Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hài hòa giữa khu vực dân cư mới và khu dân cư hiện có, cải tạo được các điểm nhấn kiến trúc ở các vị trí có tầm nhìn và không gian lớn tại các tuyến đường chính trong khu vực lập quy hoạch chi tiết. Khai thác các yếu tố cảnh quan tự nhiên, thuận lợi trong việc phát triển không gian đô thị, đặc biệt là cảnh quan không gian dọc các trục đường chính (Quốc lộ 38B, Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Ninh Bình),... Nghiên cứu phương án tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tại khu vực lập quy hoạch và các khu vực xung quanh để đảm bảo sự phù hợp về không gian kiến trúc cảnh quan của toàn khu vực.

- Tạo không gian khu dân cư phù hợp với các khu chức năng, tạo môi trường dân cư hiện đại phù hợp với các nhu cầu phát triển đô thị của khu vực; đề xuất các giải pháp tổ chức không gian tại khu vực lập quy hoạch. Khai thác tiềm năng quỹ đất, dảm bảo sự gắn kết và liên hệ giữa khu dân cư mới và các khu vực lân cận về không gian kiến trúc cảnh quan cũng như hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

e) Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật:

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo kết nối đồng bộ với khu vực dân cư hiện trạng và các quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt lân cận.

- Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật và thoát nước mưa: Xác định cốt xây dựng đối với từng lô đất; xác định lưu vực thoát nước mưa, từ đó đưa ra giải pháp thoát nước phù hợp với hệ thống thoát nước hiện trạng và khớp nối với hệ thống thoát nước khu vực lân cận dân cư hiện hữu.

- Quy hoạch hệ thống giao thông: Xác định mạng lưới giao thông, mặt cắt, chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng các tuyến đường; quy hoạch hệ thống giao thông đảm bảo khớp nối đồng bộ với hệ thống giao thông nội bộ quy hoạch và khu vực lân cận; kết nối với các tuyến đường trong khu vực.

- Quy hoạch hệ thống cấp nước: Xác định chỉ tiêu, nhu cầu và nguồn cấp nước; xác định giải pháp cấp nước, mạng lưới đường ống cấp nước, điểm đấu nối cấp nước cho khu vực. Xác định vị trí các họng cấp nước cứu hỏa.

- Quy hoạch hệ thống cấp điện: Xác định chỉ tiêu về cấp điện, tính toán nhu cầu sử dụng điện năng, xác định nguồn điện vị trí, quy mô các trạm biến áp; mạng lưới đường dây trung thế, hạ thế và chiếu sáng đô thị.

- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Xác định các chỉ tiêu về thoát nước, CTR, hệ thống thoát nước thải được xây dựng riêng (nước mưa riêng). Căn cứ nhu cầu dùng nước, tính toán lượng nước thải hợp lý. Thiết kế mạng lưới đường ống thu gom nước thải của khu vực.

- Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc: Xác định chỉ tiêu, nhu cầu về thông tin liên lạc; xác định mạng chuyển mạch, mạng dịch vụ viễn thông, mạng ngoại vi và hệ thống truyền dẫn (nếu có) trong khu quy hoạch.

f) Đánh giá môi trường chiến lược: Thực hiện nội dung đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 14, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP và các quy định hiện hành có liên quan.

g) Thiết kế đô thị:

- Đề xuất được khung thiết kế đô thị tổng thể, xác định các khu vực quan trọng cần phải khống chế và kiểm soát xây dựng bao gồm các không gian trọng tâm, trọng điểm và các không gian đặc trưng trong các khu chức năng. Lựa chọn không gian chủ đạo (Khu trung tâm, các khu chức năng, không gian mở, các trục không gian...), lựa chọn các điểm nhấn của đô thị. Tổ chức không gian và chiều cao cho toàn khu vực nghiên cứu và cụ thể đối với từng lô đất.

- Nghiên cứu, xác định các công trình điểm nhấn trong không gian khu vực quy hoạch theo các hướng, tầm nhìn khác nhau. Đề xuất chi tiết về thiết kế tầng cao, hình khối kiến trúc, màu sắc, ánh sáng, và các quy định về quản lý kiến trúc cảnh quan cho toàn bộ khu vực.

- Thiết kế hệ thống cây xanh phù hợp với Quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống cây xanh đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1144/QĐ-UBND ngày 06/9/2018.

- Các nội dung khác thực hiện theo Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị và Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị.

VI. THÀNH PHẦN HỒ SƠ

Theo quy định tại Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về việc Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cơ quan phê duyệt: UBND tỉnh Ninh Bình;

- Cơ quan thẩm định: Sở Xây dựng Ninh Bình;

- Chủ đầu tư: UBND huyện Hoa Lư;

- Thời gian lập quy hoạch: 06 tháng kể từ khi nhiệm vụ quy hoạch chi tiết được phê duyệt.

Bài viết khác

Thống kê truy cập
377450

Trực tuyến : 8

Hôm nay : 217

Hôm qua : 258