Hôm nay, Thứ ba ngày 30/04/2024,

Công bố Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 01/8/2023

Thứ tư, 02/08/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 10 điểm ( 2 đánh giá )

Đề án phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050 hướng đến mục tiêu tổng quát bao gồm: Tập trung đầu tư và phát triển các sản phẩm VLXD có thế mạnh của tỉnh. Nghiên cứu phát triển sản xuất đa dạng các sản phẩm VLXD mới, có hiệu quả kinh tế cao. Đưa công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất VLXD để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Phát triển vật liệu xây dựng đảm bảo nguồn vật liệu cho xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, trong khu vực và xuất khẩu đối với những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, góp phần vào tăng trưởng GRDP, nâng cao vị thế của ngành VLXD trong nền kinh tế của tỉnh; Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất VLXD lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Về phương án phát triển VLXD tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, Đề án tập trung phát triển các nhóm sản phẩm như: Xi măng, kính xây dựng, chế biến đá ốp lát, vôi công nghiệp, gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung, vật liệu lợp, cát xây dựng, đá xây dựng, vật liệu san lấp, bê tông và một số chủng loại vật liệu xây dựng khác như: vữa khô trộn sẵn, gạch terrazzo, tấm thạch cao, tấm panel, một số loại vật liệu trang trí hoàn thiện.

- Trong đó, đối với sản phẩm xi măng không đầu tư mới, đầu tư nâng công suất, mở rộng các nhà máy xi măng hiện có trên địa bàn tỉnh; tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các nhà máy hoạt động hiệu quả, đầu tư thay đổi công nghệ, giải pháp bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2025, tất cả các dây chuyền sản xuất xi măng có công suất từ 2.500 tấn clinker/ngày trở lên phải lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Đến năm 2025, sử dụng tối thiểu 20%; đến năm 2030, sử dụng tối thiểu 30% tro bay nhiệt điện hoặc chất thải công nghiệp khác làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker và làm phụ gia trong sản xuất xi măng.

- Phát triển đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung (VLXKN), sản lượng
sản xuất VLXKN chiếm tỷ trọng so với tổng lượng gạch xây khoảng 35 - 40% vào năm 2025; 40 - 45% vào năm 2030; đảm bảo tỷ lệ sử dụng VLXKN trong các
công trình xây dựng theo quy định. Khuyến khích đầu tư sản xuất các loại vật liệu xây không nung có kích thước lớn, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu là chất thải công nghiệp (tro, xỉ than; xỉ luyện kim...); các sản phẩm nhẹ; các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng.

- Các loại VLXD khác tiếp tục mở rộng thị trường, tiếp nhận và phát triển sản xuất những chủng loại vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu mới có chất lượng cao. Khuyến khích đầu tư phát triển các loại VLXD mới như: Vữa khô trộn sẵn, gạch terrazzo, tấm thạch cao, cát nghiền (cát nhân tạo), vật liệu lợp,…

UBND tỉnh giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án; tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án trong trường hợp cần thiết. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thẩm định trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLXD thuộc đối tượng phải chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại Giấy phép thăm dò, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phù hợp với quy định hiện hành. Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ trong việc hướng dẫn đầu tư công nghệ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, hạn chế sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

(Toàn văn Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 01/8/2023)

Bài viết khác

Thống kê truy cập
381404

Trực tuyến : 2

Hôm nay : 42

Hôm qua : 254