Hôm nay, Thứ năm ngày 25/04/2024,

Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Mô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

Thứ ba, 08/09/2020
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Ngày 08/09/2020, UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 1096/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Mô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

 

Phạm vi lập Quy hoạch vùng

Theo nhiệm vụ quy hoạch vùng huyện Yên Mô được phê duyệt xác định một số nội dung chính như sau:

1. Phạm vi nghiên cứu và quy mô lập quy hoạch

1.1. Phạm vi lập quy hoạch

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Yên Mô. Phạm vi ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Hoa Lư;

- Phía Tây giáp thành phố Tam Điệp;

- Phía Đông giáp huyện Yên Khánh và huyện Kim Sơn;

- Phía Nam giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa).

1.2. Thời hạn lập quy hoạch

- Giai đoạn ngắn hạn: đến năm 2030.

- Giai đoạn dài hạn: đến năm 2050.

1.3. Quy mô lập quy hoạch:

- Quy mô diện tích lập quy hoạch: 146,09km2 (14.609ha).

- Quy mô dân số dự báo:

+ Dự kiến năm 2030: khoảng 130.400 người.

+ Dự kiến năm 2050: khoảng 166.600 người.

(Quy mô dân số dự báo toàn huyện theo các giai đoạn sẽ được đề xuất cụ thể trong quá trình lập quy hoạch xây dựng)

2. Tính chất khu quy hoạch

- Là khu vực vùng kinh tế tổng hợp công nghiệp, dịch vụ du lịch, nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình.

- Là vùng trọng điểm khai thác phát triển du lịch của tỉnh, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch văn hoá; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ thống di tích và truyền thống lịch sử lâu đời. 

- Là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Ninh Bình với tỉnh Thanh Hóa.

3. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng cho quy hoạch phân khu

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng trong quy hoạch tuân thủ thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng số QCVN 01:2019/BXD; trong đó chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật áp dụng cho các đô thị dự kiến hình thành mới là chỉ tiêu đô thị loại IV. Các chỉ tiêu áp dụng cụ thể xác định trong quá trình lập đồ án quy hoạch đảm bảo theo quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan cho phù hợp theo mục tiêu phát triển.

4. Nội dung nghiên cứu lập quy hoạch

4.1. Đánh giá hiện trạng

- Tổng quan các đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, thủy văn, địa chất..., đặc điểm cảnh quan sinh thái huyện Yên Mô và các khu vực phụ cận có ảnh hưởng đến định hướng phát triển của huyện Yên Mô. Đánh giá chi tiết về quỹ đất xây dựng trên cơ sở phân vùng xây dựng thuận lợi, không thuận lợi và cấm xây dựng.

- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu: Đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, các dự án chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và không gian cảnh quan, thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch, đánh giá hiệu quả sử dụng đất; hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, xác định những vấn đề còn tồn tại về hệ thống hạ tầng xã hội. Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường gồm các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cấp nước, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang...)

- Đánh giá, rà soát việc thực hiện các quy hoach đang có hiệu lực trên địa bàn huyện; Rà soát, cập nhật các quy hoạch xây dựng được phê duyệt trong phạm vi hành chính huyện, các quy hoạch cấp vùng, cấp tỉnh có liên quan.

4.2. Phân tích thực trạng, xác định mục tiêu phát triển, tốc độ đô thị hóa, tính chất, tiềm năng và động lực phát triển vùng.

4.3. Định hướng phát triển không gian vùng

4.3.1. Yêu cầu chung về quy hoạch

- Xác định các phân vùng kiểm soát quản lý phát triển.

- Phân bố và xác định quy mô các không gian phát triển: Công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, thương mại dịch vụ, bảo tồn; xác định quy mô, tính chất các khu chức năng đặc thù;

- Xác định, tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn: Mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính. Dự báo phát triển kinh tế, dân số, lao động, nhu cầu về đất đai, tỷ lệ đô thị hóa theo các giai đoạn phát triển.

- Phân bố và xác định quy mô các hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Trung tâm giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao có quy mô lớn, mang ý nghĩa vùng; trung tâm thương mại, dịch vụ cấp vùng; khu du lịch, nghỉ dưỡng, khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường và các di tích văn hóa - lịch sử có giá trị.

4.3.2. Phương án dự kiến đề xuất phát triển không gian vùng

a) Đề xuất phân vùng phát triển

Dự kiến định không gian xây dựng vùng huyện Yên Mô sẽ phân thành các phân vùng chức năng chính sau:

+ Phân vùng 1 (bao gồm các xã: Yên Nhân, Yên Từ, Yên Phong, Khánh Thịnh, Khánh Dương, Yên Hưng, Yên Mỹ): Là vùng có địa hình đất đai tương đối bằng phẳng, có tiềm năng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa nếp theo hướng hàng hóa, hữu cơ; phát triển cây ăn quả, thủ công, mỹ nghệ; thuận lợi phát triển du lịch làng nghề, lễ hội kết hợp với các sản phẩm, đặc sản của địa phương.

+ Phân vùng 2 (bao gồm các xã: Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Thành, Yên Đồng, Yên Thái, Yên Mạc): Là khu vực có địa hình đa dạng, có đất đồi núi, đất bằng và đất bãi ven sông; thuận lợi phát triển khu du lịch sinh thái làm trọng điểm, phát triển nông nghiệp chất lượng cao; bảo tồn và phát huy ngành nghề tiểu thủ công truyền thống.

+ Phân vùng 3 (vùng trọng điểm bao gồm thị trấn Yên Thịnh và các xã: Mai Sơn, Khánh Thượng, Yên Lâm): Là khu vực trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện tập trung ở thị trấn Yên Thịnh. Có tiềm năng phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, các ngành có ứng dụng công nghệ cao.

Phân vùng chức năng sẽ được nghiên cứu, đề xuất cụ thể (về vị trí, quy mô, ranh giới, tính chất, định hướng phát triển) trong quá trình lập đồ án quy hoạch vùng huyện Yên Mô.

b) Phát triển không gian đô thị, nông thôn và các khu chức năng

- Nghiên cứu phát triển không gian về hệ thống đô thị, nông thôn và các khu chức năng toàn huyện đảm bảo hài hòa, đồng bộ, phát triển toàn diện làm cơ sở phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong đó:

+ Hệ thống các đô thị: trọng tâm là đô thị thị trấn Yên Thịnh với định hướng phát triển thành đô thị hiện đại, đồng bộ; đề xuất hệ thống các đô thị hình thành mới, đô thị hạt nhân cho các vùng chức năng.

+ Định hướng phát triển các khu chức năng (gồm khu cụm công nghiệp, các khu dịch vụ du lịch, di tích lịch sử cấp vùng huyện) về vị trí, tính chất.

+ Đề xuất định hướng phát triên không gian nông thôn các xã đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo các giai đoạn phát triển. Không gian nông thôn phù hợp với định hướng chung phân vùng chức năng; đảm bảo phát triển bền vững, gìn giữ cảnh quan truyền thống, tạo dựng môi trường sống thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.

- Đề xuất giải pháp liên kết giữa thị trấn Yên Thịnh với các trung tâm xã, các khu vực đô thị dự kiến hình thành mới, liên kết với các khu chức năng công nghiệp, dịch vụ và du lịch toàn huyện: Tổ chức cung cấp dịch vụ hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, quản lý và khai thác các vùng phát triển trong huyện.

4.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kĩ thuật

Yêu cầu các nội dung nghiên cứu quy hoạch:

- Chuẩn bị kỹ thuật, san nền và thoát nước mưa.

- Quy hoạch hệ thống giao thông.

- Quy hoạch hệ thống cấp nước.

- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường.

- Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng.

5. Thành phần hồ sơ

Thành phần hồ sơ đồ án quy hoạch thực hiện theo theo Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù

Bài viết khác

Thống kê truy cập
380024

Trực tuyến : 4

Hôm nay : 507

Hôm qua : 440