Hôm nay, Thứ năm ngày 25/04/2024,

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch vùng huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thứ năm, 19/12/2019
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 31 điểm ( 9 đánh giá )

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch vùng huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 19/12/2019, UBND tỉnh Ninh Bình ban hàn Quyết định số 1468/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng vùng huyện Gia Viễn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; nhiệm vụ quy hoạch chi tiết làm căn cứ để lập đồ án quy hoạch xây dựng dựng vùng huyện, làm cơ sở phát triển hệ thống xã nông thôn mới và đô thị trên địa bàn huyện trong các giai đoạn phát triển..

Theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt xác định một số nội dung chính như sau:

1. Phạm vi ranh giới quy hoạch

Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của huyện Gia Viễn. Phạm vi ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Lạc Thuỷ (tỉnh Hoà Bình) và huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam).

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Nho Quan.

- Phía Đông Bắc giáp huyện Ý Yên (Nam Định), phía Nam giáp huyện Hoa Lư.

2. Quy mô diện tích quy hoạch

2. Thời hạn lập quy hoạch:

- Giai đoạn ngắn hạn: đến năm 2030.

- Giai đoạn dài hạn: đến năm 2050.

3. Quy mô lập quy hoạch:

- Quy mô diện tích lập quy hoạch: 17.669 ha.

- Quy mô dân số dự kiến:

+ Dự kiến năm 2030: khoảng 200.000 người;

+ Dự kiến năm 2050: khoảng 300.000 người.

4. Tính chất quy hoạch

- Là khu vực vùng kinh tế tổng hợp công nghiệp, dịch vụ du lịch, nông nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình.

- Là vùng trọng điểm khai thác phát triển du lịch của tỉnh, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch văn hoá, tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ thống di tích và truyền thống lịch sử lâu đời. 

- Là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Ninh Bình với các tỉnh Hòa Bình và Hà Nam.

- Cụ thể hóa các định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Bình, huyện Gia Viễn đảm bảo phù hợp với hiện trạng và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Phát huy thế mạnh về vị trí chiến lược của huyện, các tiềm năng về công nghiệp, thương mại dịch vụ du lịch, văn hóa, sinh thái và cảnh quan để tạo ra bước tăng trưởng kinh tế, nâng cao vai trò vị thế của huyện.

- Thiết lập các vùng kinh tế động lực, vùng đô thị hóa tập trung, các cơ sở kinh tế-xã hội (như khu nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, hệ thống hạ tầng xã hội…) khung kết cấu hạ tầng kỹ thuật chủ yếu cấp tỉnh, cấp huyện là hạt nhân phát triển kinh tế-xã hội của cả huyện theo hướng cân bằng và bền vững.

- Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển không gian đô thị-nông thôn vùng huyện, xác định tính chất quy mô của hệ thống đô thị, lập kế hoạch cải tạo nâng cấp, xây mới, phân loại đô thị… trên cơ sở khai thác lợi thế riêng của huyện Gia Viễn thúc đẩy phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.

- Đề xuất phân bố không gian phát triển nông nghiệp, xây dựng công nghiệp, du lịch - dịch vụ, hệ thống hạ tầng xã hội, tổ chức phát triển giao thông và phân bổ các công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường bền vững ở đô thị và nông thôn.

- Hoàn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2020; xây dựng Gia Viễn giàu mạnh, văn minh.

- Bảo vệ môi trường, di sản văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên. Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa địa phương.

- Tạo lập cơ sở pháp lý để triển khai và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch - dịch vụ, các vùng nông nghiệp... tiền đề thu hút đầu tư phát triển trên địa bàn huyện.

5. Nội dung nghiên cứu quy hoạch

5.1. Đánh giá hiện trạng:

- Tổng quan các đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, thủy văn, địa chất..., đặc điểm cảnh quan sinh thái huyện Gia Viễn và các khu vực phụ cận có ảnh hưởng đến định hướng phát triển của huyện gia viễn. Đánh giá chi tiết về quỹ đất xây dựng trên cơ sở phân vùng xây dựng thuận lợi, không thuận lợi và cấm xây dựng.

- Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội: Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp…

- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và không gian cảnh quan: Thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực lập quy hoạch; Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất và các vấn đề tồn tại về sử dụng đất cần giải quyết.

- Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội: thực trạng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội trên địa bàn. Xác định những vấn đề còn tồn tại về hệ thống hạ tầng xã hội. Đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường: bao gồm các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cấp nước, thoát nước thải, cấp điện, chiếu sáng, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang...; Rà soát các chương trình, dự án, đồ án quy hoạch cấp vùng.

5.2. Định hướng phát triển không gian vùng

- Dự kiến định không gian xây dựng vùng huyện Gia Viễn sẽ phân thành các tiểu vùng chức năng chính sau:

+ Tiểu Vùng bảo tồn: là tiểu vùng gồm di sản thiên nhiên, khu vực có cảnh quan thiên nhiên có giá trị như đầm Cút, Khu bảo tồn tự nhiên đất ngập nước Đầm Vân long, Quần thể danh thắng Tràng An

+ Tiểu Vùng đô thị, công nghiệp: là vùng gồm các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp kéo dài theo TL 477 như Đô thị Gián Khẩu, khu công nghiệp Gián Khẩu, Cụm công nghiệp Gia Phú, Liên Sơn, Gia Lập, Gia Vân, thị trấn Me. Vùng này cũng có thể coi là hành lang kinh tế của Huyện.

+ Tiểu Vùng dịch vụ du lịch: là các vùng nằm kề với các danh thắng, các di sản, tận dụng giá trị di sản phát triển du lịch

+ Tiểu Vùng nông nghiệp và cảnh quan nông thôn: là không gian làng xóm truyền thống và không gian sản xuất nông nghiệp.

- Xác định, tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn: Mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và khu vực nông thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; phân cấp, phân loại đô thị theo không gian lãnh thổ và quản lý hành chính; xác định quy mô dân số, đất xây dựng đô thị.

5.3. Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội:

Đề xuất định hướng phát triển công trình dịch vụ, nhà ở cho các loại hình cư trú trên địa bàn. Xác định sơ bộ nhu cầu và quy mô hệ thống công trình dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế, TDTT… toàn huyện.

5.4. Định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và môi trường:

a) Giao thông

Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng mạng lưới giao thông, nghiên cứu các dự án giao thông quốc gia và cấp tỉnh (đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 38B, Tỉnh Lộ 477 và hệ thông đường thủy Sông Hoàng Long, Sông Đáy, Sông Bôi ....) và giao thông hiện trạng, đề xuất phát triển mạng lưới giao thông cho toàn huyện:

- Tiếp tục hoàn thiện các tuyến đường tránh qua nội thị các đô thị của huyện. Nâng cấp, cải tạo và mở rộng các tuyến đường hiện có đảm bảo kết nối với tuyến giao thông đối ngoại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu vực và tuân thủ theo quy hoạch phát triển giao thông toàn tỉnh.

- Đề xuất mô hình giao thông khu vực phù hợp với cấu trúc huyện. Tổ chức, kết nối giao thông giữa khu vực thị trấn với các điểm dân cư nông thôn trong huyện, các trung tâm chuyên ngành và các vùng lân cận.

- Phân loại, phân cấp các tuyến giao thông đô thị - nông thôn. Xác định vị trí quy mô, số lượng các công trình giao thông như bến xe, bãi đỗ xe, cầu cống đường bộ…; Xác định hệ thống chỉ tiêu kinh tế về quỹ đất giao thông và các chỉ tiêu kỹ thuật về tuyến đường áp dụng.

b) Chuẩn bị kỹ thuật

- Đánh giá và phân loại đất xây dựng theo điều kiện tự nhiên. Từ đó xác định cao độ xây dựng khống chế cho từng khu vực và các tuyến giao thông chính đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. 

- Đề xuất các yêu cầu khai thác quỹ đất xây dựng trên cơ sở bảo vệ và tôn trọng cảnh quan, địa hình tự nhiên, đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật, đảm bảo an toàn, từ đó xác định khu vực, khối lượng cần tôn nền và hạ nền. Đề xuất các giải pháp thiết kế san nền cho khu vực phát triển đô thị - nông thôn.

- Xác định hệ thống thoát nước đô thị và nông thôn (gồm mạng lưới trục tiêu chính, các công trình đầu mối tiêu thoát nước...). Đề xuất các giải pháp phòng tránh các tai biến thiên nhiên, các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát lũ, phát triển hệ thống thuỷ lợi đầu mối, đê, đập..., cung cấp nước cho sinh hoạt công nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu phân lũ, thoát lũ trong vùng.

- Yêu cầu giải pháp kỹ thuật cho các khu vực giáp ranh giữa phát triển mới và hiện trạng tránh tình trạng ngập úng tại các khu vực xây dựng hiện hữu.

c) Cấp nước

- Đánh giá hiện trạng cấp nước thị trấn Me và các xã trong huyện Gia Viễn về: số lượng các công trình cấp nước đạt tiêu chuẩn và chưa đạt tiêu chuẩn; số dân được cấp nước sạch.Tính toán dự báo nhu cầu dùng nước cho các đô thị và các xã trên địa bàn huyện.

- Xác định, đánh giá trữ lượng nguồn nước bao gồm: nguồn nước mặt và nước ngầm. Lựa chọn nguồn nước: ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt. Lựa chọn nguồn nước cụ thể cho các đô thị, các khu chức năng và các xã trên địa bàn huyện.

- Xác định quy mô các công trình đầu mối và giải pháp cấp nước cho các đô thị, các khu chức năng và các xã trên địa bàn huyện theo từng nguồn nước. Đề xuất giải pháp bảo vệ các nguồn nước và các công trình đầu mối.

d) Cấp điện

- Xác định chỉ tiêu cấp điện, nhu cầu cấp điện đối với các loại phụ tải khu vực các các đô thị, các khu chức năng và các xã trên địa bàn huyện.

- Đề xuất các giải pháp về nguồn điện, mạng lưới cấp điện phù hợp với sự phát triển vùng huyện. Cân đối nhu cầu tiêu thụ điện với khả năng cung cấp nguồn các giai đoạn quy hoạch. Đề xuất các giải pháp, dự kiến các công trình đầu mối cấp điện, tổ chức mạng lưới đường dây và các trạm biến áp cho từng giai đoạn quy hoạch khu vực cho các đô thị, các khu chức năng và các xã trên địa bàn huyện

e) Thông tin liên lạc

- Xác định chỉ tiêu TTLL, dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ thoại, internet, truyền hình, bưu chính trên cơ sở số liệu kinh tế huyện Gia Viễn, từ đó từ đó đưa ra các giải pháp về nguồn, mạng lưới TTLL phù hợp với sự phát triển của khu vực.

- Đề xuất các giải pháp, dự kiến các công trình đầu mối TTLL, tổ chức mạng lưới đường dây TTLL và các trạm viễn thông cho từng giai đoạn quy hoạch khu vực đô thị - nông thôn trên phạm vi huyện Gia Viễn.

f) Thoát nước thải, quản lý chất thải rắng (CTR) và nghĩa trang

- Xác định chỉ tiêu, dự báo tổng lượng nước thải, CTR và nhu cầu đất nghĩa trang cho khu vực các đô thị huyện Gia Viễn trong tương lai và các điểm dân cư nông thôn.

- Đề xuất mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt. Xác định vị trí, quy mô công suất trạm xử lý nước thải. Các yêu cầu vệ sinh đối với các loại nước thải sau khi xử lý.

- Đề xuất giải pháp tổ chức thu gom và quản lý CTR. Xem xét vị trí các điểm trung chuyển CTR hiện có và đề xuất vị trí các điểm trung chuyển CTR mới. Đề xuất vị trí, quy mô, công suất công trình đầu mối xử lý chất thải rắn theo quy hoạch.

- Đề xuất các giải pháp xây dựng nghĩa trang.

g) Đánh giá môi trường chiến lược

- Dự báo, đánh giá các diễn biến môi trường, các tác động tích cực, tiêu cực đối với môi trường của phương án quy hoạch đối với các khu vực phát triển (đô thị, nông thôn, các khu vực sản xuất, các khu vực bảo tồn,…) và vùng lân cận có liên quan. Đề xuất giải pháp phát huy các mặt tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường trên toàn huyện. 

- Đề xuất biện pháp quản lý, giám sát môi trường.

- Lập đánh giá môi trường chiến lược nhằm đưa ra những quyết định mang tính chiến lược về bố trí các khu vực chức năng, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và bảo vệ được các vùng cảnh quan hiện có.

- Kết luận, kiến nghị về môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

Nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt làm căn cứ để UBND huyện Gia Viễn tổ chức triển khai lập đồ án quy hoạch theo đúng quy định hiện hành./.

Bài viết khác

Thống kê truy cập
379794

Trực tuyến : 7

Hôm nay : 277

Hôm qua : 440