Hôm nay, Thứ bảy ngày 20/04/2024,

Gia Lai tăng cường triển khai sử dụng vật liệu xây không nung

Thứ ba, 16/09/2014
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều nguồn nguyên liệu thích hợp cho việc phát triển sản xuất gạch không nung như xi măng, cát, bột đá, đất đồi… Nhưng số lượng các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu quy trình sản xuất gạch không nung, có ý định đầu tư sản xuất còn ít.

Việc điều chỉnh chủng loại vật liệu sẽ ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư và tiến độ khởi công các dự án sử dụng vốn ngân sách của tỉnh Gia Lai đã được phê duyệt. Đây được coi là những nguyên nhân chính khiến việc sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ còn nhiều hạn chế so với các địa phương khác trong cả nước.

Theo nội dung chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện của UBND tỉnh Gia Lai thì những VLXKN bao gồm: gạch xi măng cốt liệu, gạch nhẹ… Khác với sản xuất gạch truyền thống (gạch nung) là phải sử dụng nguyên liệu đất sét và dùng nhiên liệu như than, củi để đốt, thải ra khói, gây ô nhiễm môi trường, gạch không nung chỉ sử dụng xi măng, cát, mạt đá và chất phụ gia…

Việc sử dụng VLXKN thay thế gạch đất sét nung truyền thống là một xu hướng phát triển tất yếu do loại sản phẩm này có nhiều ưu điểm vượt trội, như: không dùng đất sét để sản xuất mà tận dụng phế thải công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu (như than, củi, dầu DO)… Sản phẩm có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu nhiệt tốt, bền, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm thời gian thi công, một số loại gạch nhẹ có tỷ trọng thấp, qua đó giảm tải trọng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng. Do vậy, VLXKN được xem như loại vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường và đang được Nhà nước khuyến khích sản xuất, sử dụng để thay thế gạch đất sét nung truyền thống.

Theo đề xuất của Sở Xây dựng về lộ trình sử dụng VLXKN, đã được sự đồng ý của UBND tỉnh, từ năm 2015, tại các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước buộc phải sử dụng 50% vật liệu không nung (đối với các các đô thị loại III) và tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 30%. Đối với các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn; từ năm 2015, phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 sử dụng tối thiểu 50% VLXKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều nguồn nguyên liệu thích hợp cho việc phát triển sản xuất gạch không nung như xi măng, cát, bột đá, đất đồi… Nhưng số lượng các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu quy trình sản xuất gạch không nung, có ý định đầu tư sản xuất còn ít. Hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất gạch xi măng cốt liệu, các dự án đang triển khai có dự án sản xuất VLXKN của Xí nghiệp Khảo sát Thiết kế - Tổng Công ty 15, có quy mô dự kiến 20 triệu viên QTC/năm đã thực hiện thẩm định dự án, TKCS.

Thêm nữa là một số cơ sở sản xuất gạch xi măng cốt liệu ở quy mô nhỏ, sản phẩm chưa được công bố hợp quy, hợp chuẩn, chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng nhà ở riêng lẻ. Đối với gạch bê tông khí chưng áp thì chỉ có Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất và Thương mại Hoa Đá - Chi nhánh TP. Pleiku đã đầu tư dây chuyền sản xuất với công suất khoảng 1 triệu viên/năm.

Hiện nay, Sở Xây dựng tỉnh đã chủ động xây dựng giá của gạch không nung để đưa vào công bố giá vật liệu hàng tháng của Liên sở Xây dựng - Tài chính, dựa trên cơ sở giá cung cấp của các đơn vị sản xuất trên địa bàn các tỉnh lân cận. Việc giãn tiến độ sử dụng VLXKN nhằm tháo gỡ vướng mắc hiện nay và tạo điều kiện cho các địa phương, các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh có thời gian chuẩn bị đầu tư sản xuất VLXKN.


Theo Báo Xây dựng điện tử

 

Bài viết khác

Thống kê truy cập
377927

Trực tuyến : 6

Hôm nay : 232

Hôm qua : 462